A. Hướng dẫn lắp đặt:
1. Đối với vòi rửa mắt (Eyewash)
– Chiều cao bồn rửa mắt từ 85 -115 cm tính từ sàn.
– Khoảng cách tối tiểu 15 cm đối với tường.
– Lưu lượng nước tối thiểu 1.5 lít / phút.
– Van kích hoạt thời gian không quá 1 giây, phải giữ nguyên vị trí xả nước và chỉ dừng khi dùng tay đóng.
2. Đối với vòi tắm (Shower)
– Chiều vòi tắm mắt từ 210 -240 cm tính từ sàn.
– Khoảng cách tối tiểu 15 cm đối với tường.
– Lưu lượng nước tối thiểu 11 lít / phút.
– Van kích hoạt thời gian không quá 1 giây, phải giữ nguyên vị trí xả nước và chỉ dừng khi dùng tay đóng lại.
Lưu ý: Vị trí của hệ thống rửa mắt và tắm khẩn cấp phải đặt tại vị trí đầy đủ ánh sáng và được trang bị bảng hướng dẫn dễ nhận biết.
B. Cách sử dụng khi có sự cố xẩy ra:
1. Đối với vòi rửa mắt (Eyewash)
– Không được lúng túng, hoảng sợ.
– Hét to để báo cho đồng nghiệp và gọi mọi người giúp đỡ.
– Di chuyển nhanh đến hệ thống rửa mắt và tắm khẩn cấp.
– Rửa sạch hai mắt với nhiều nước ít nhất 15 phút.
– Dùng tay giữ mí mắt mở liên tục để đảm bao mắt được rửa sạch hoàn toàn.
– Một người nào đó phải liên hệ ngay với dịch vụ cấp cứu hoặc chăm sóc y tế nơi gần nhất.
– Tiếp tục rửa cho đến khi nhân viên cấp cứu đến; và đưa ngay tới bệnh viện để có phương pháp điều trị phù hợp.
2. Đối với vòi tắm (Shower)
– Không được lúng túng, hoảng sợ.
– Hét to để được đồng nghiệp và mọi người giúp đỡ.
– Di chuyển nhanh đến trạm rửa mắt và tắm khẩn cấp.
– Cởi bỏ hết quần áo và trang sức bên ngoài cơ thể.
– Xối nước để rửa sạch toàn bộ cơ thể với nhiều nước ít nhất 15 phút.
– Một người nào đó phải liên hệ ngay với dịch vụ cấp cứu hoặc chăm sóc y tế nơi gần nhất; và hỗ trợ nạn nhân vì nạn nhân có thể bị sốc hoặc bị ngất.
– Tiếp tục rửa cho đến khi nhân viên cấp cứu đến; và đưa ngay tới bệnh viện để có phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý: Sau khi rửa mắt hoặc tắm khẩn cấp nạn nhân cần được chắm sóc y tế tức thời. Việc xử lý y tế càng nhanh thì cơ hội giảm tổn thương về mắt và cơ thể càng cao.
C. Bảo trì thiết bị
- Bồn rửa mắt và tắm khẩn cấp phải được kích hoạt hàng tuần để thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
- Mỗi lần kích hoạt tối thiểu 3 phút (tốt nhất là 15 phút) để xả các chất thải và bụi bẩn bám bên trong ống dẫn, vòi rửa mắt và vòi tắm.
Giới thiệu tiêu chuẩn ANSI Z358.1 – 2009 Thiết bị rửa mắt khẩn cấp
Tiêu chuẩn ANSI Z358.1-2009 thiết lập hiệu suất tối thiểu và sử dụng các yêu cầu chung cho tất cả các loại bồn rửa mắt, vòi tắm khẩn cấp được sử dụng để cấp cứu mắt, mặt và cơ thể người khi tiếp xúc hóa chất độc hại. Tiêu chuẩn ANSI Z358.1 cho thiết bị rửa mắt khẩn cấp đã được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1981. Tiêu chuẩn đã được sửa đổi vào năm 1990, 1998, 2004 và 2009. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị sau: Vòi tắm khẩn cấp (Drench Showers), Vòi rửa mắt (Eyewash, Drench Hoses), Bồn rửa mắt/ mặt khẩn cấp (Eye/Face Wash), Bồn rửa mắt di động (Portable Eyewash) và Bồn rửa mắt kết hợp tắm khẩn cấp (Combination Eyewash & Drench Shower). Ngoài ra, tiêu chuẩn ANSI Z358.1-2009 cũng cung cấp các yêu cầu thống nhất cho việc kiểm tra, huấn luyện an toàn, sử dụng và bảo trì thiết bị rửa mắt khẩn cấp.
NHỮNG CẬP NHẬT MỚI TRONG TIÊU CHUẨN ANZI Z358.1-2009
– Nước ấm: yêu cầu nhiệt độ nguồn nước từ 16oC – 38oC (60oF – 100oF), đảm bảo không để nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp gây tổn hại đến mắt.
– Hoạt động đồng thời: Tiêu chuẩn yêu cầu các thiết bị kết hợp tắm và rửa mắt khẩn cấp phải hoạt động đồng thời. Điều này có nghĩa các thiết bị phải được lắp đặt gần nhau (thiết bị kết hợp càng tốt) để có thể hoạt động cùng lúc rửa mắt/ mặt, da và toàn bộ cơ thể.
VỊ TRÍ LẮP ĐẶT
Tiêu chuẩn ANSI - American National Standards Institute (Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ)
yêu cầu tất cả các thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp phải được đặt trong khu vực có thể truy cập sử dụng trong vòng 10 giây (15 mét). Thiết bị rửa mắt khẩn cấp phải được đặt ưu tiên hàng đầu trên các mối nguy hại, hóa chất. Vị trí lắp đặt không được có vật cản, cầu thang hay cánh cửa… phải được đặt trong khu vực đầy đủ ánh sáng và được xác định bằng biển báo “rửa mắt khẩn cấp” (Eyewash Sign).
NGUỒN NƯỚC VÀ ỐNG DẪN NƯỚC
Nguồn nước và đường dẫn phải đáp các yêu cầu dòng chảy tối thiểu của ANSI từ 30 – 90 PSI (0,207Mpa – 0,62Mpa hoặc 2,11kg/cm2 - 6,33 kg/cm2). Kích thước đường ống được đề nghị như sau:
– ½” (1,27cm) cho Thiết bị rửa mắt/mặt khẩn cấp.
– 1”(2.54 cm) cho Vòi tắm khẩn cấp.
– 1-1/4” (3,175 cm) cho Thiết bị rửa mắt kết hợp tắm khẩn cấp.
VAN ĐÓNG MỞ
Van kích hoạt thời gian không quá 1 giây và phải giữ nguyên vị trí mở; chỉ đóng lại khi dùng tay đóng và phải được kiểm tra bảo trì thường xuyên.
NHIỆT ĐỘ NƯỚC
Nguồn cung cấp nước ấm là một thành phần rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua khi lắp đặt bồn rửa mắt/ tắm khẩn cấp. Các cập nhật gần đây của ANSI Z358.1 -2009 yêu cầu nguồn nước cung cấp phải duy trì liên tục tối thiểu 15 phút và phải đạt nhiệt độ từ 16oC – 38oC (60oF – 100oF), gọi là nước ấm.
Các chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng nước ấm để điều trị các chấn thương hóa học về mắt hoặc cơ thể. Nhiệt độ vượt quá 38oC (100oF) có thể tăng cường phản ứng hóa học với mắt và da. Ngoài ra, nhiệt độ dưới 16oC (60oF) có thể gây ra cú sốc giảm nhiệt. Tiêu chuẩn ANSI nói rằng khi tiếp xúc với dòng nước mát có thể làm giảm cơn đau do hóa chất gây ra ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với dòng nước lạnh trong thời gian dài làm giảm khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể và dẫn đến khó khăn trong quá trình sơ cứu.
HUẤN LUYỆN AN TOÀN
Tất cả các nhân viên có nguy cơ tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi bẩn, hóa chất ăn mòn cần được hướng dẫn cách thức hoạt động và sử dụng Thiết bị rửa mắt/ tắm khẩn cấp. Ngoài ra, tất cả các nhân viên cần được thông báo về vị trí lắp đặt thiết bị.
BẢO TRÌ VÀ KIỂM TRA
Bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị hàng tuần là cần thiết để đảm bảo rằng Thiết bị rửa mắt/ tắm khẩn cấp vẫn hoạt động tốt và an toàn. Kiểm tra hàng tuần sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, cặn bã, rong rêu và vi khuẩn bám trong ống dẫn và vòi rửa mắt/ vòi tắm.
THIẾT BỊ RỬA MẮT CÁ NHÂN/ CHAI RỬA MẮT KHẨN CẤP
Các loại chai rửa mắt khẩn cấp/ chai rửa mắt cá nhân chỉ xem là thiết bị bổ sung. Các loại thiết bị này không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chuẩn ANSI về rửa mắt và tắm khẩn cấp và không nên thay thế cho thiết bị rửa mắt khẩn cấp vì không đạt yêu cầu rửa mắt liên tục trong 15 phút. Tiêu chuẩn ANSI Z358.1 – 2009 quy định rằng “Các loại chai rửa mắt khẩn cấp/ chai rửa mắt cá nhân có thể được mang theo bên người hoặc lưu giữ ở khu vực lân cận nhân viên khi đang làm việc trong khu vực có tiềm năng nguy hiểm. Mục đích chính của các thiết bị này dùng để sơ cứu ngay lập tức. Sau khi sơ cứu bằng chai rửa mắt, cá nhân bị thương cần phải đến ngay Trạm rửa mắt/ tắm khẩn cấp tiến hành xả nước sơ cứu liên tục trong vòng 15 phút.”
HIỆU SUẤT VÀ YÊU CẦU LẮP ĐẶT
Thiết bị rửa mắt/ mặt khẩn cấp
• Lưu lượng dòng chảy tối thiểu cho các Thiết Bị Rửa Mắt cố định và di động là 0,4 GPM ở 30 PSI. (1,8 l/phút ở áp lực 0,207Mpa hoặc 2,11kg/cm2)
• Các thiết bị phải có khả năng cung cấp nước liên tục tối thiểu 15 phút.
• Van rửa mắt phải có khả năng được kích hoạt trong 1 giây hoặc ít hơn.
• Vòi xả phải cung cấp nước cho cả hai mắt cùng một lúc.
• Màng che hoặc tấm che bụi phải được lắp để bảo vệ vòi rửa mắt khỏi chất bẩn.
• Bồn rửa mắt phải được lắp đặt ở độ cao từ 85 cm – 115 cm (33 ” – 45″) tính từ sàn nhà.
• Bồn rửa mắt phải được đặt cách tường 15 cm (6 “).
• Lưu lượng dòng chảy tối thiểu cho các Vòi tắm khẩn cấp là 2 GPM ở 30 PSI (12 l/phút ở áp lực 0,207Mpa hoặc 2,11kg/cm2)
• Khoảng cách lắp vòi sen không được quá 175 cm (69 “) tính từ sàn nhà.
• Vòi hoa sen phải được đặt ở giữa (220 cm – 240 cm) 82 “-96” tính từ sàn nhà.
• Đường kính phun là 50 cm (20 “) và có đường kính 150 cm (60”) trên sàn.
• Các thiết bị phải đảm bảo hoạt đồng thời rửa mắt và tắm khẩn cấp.
|